Hồi viết bài về Dropbox, tôi đã nghe nói đến đối thủ của nó là SugarSync. Cách đây không lâu, một hàng xóm đã đề nghị tôi dùng thử để xem nó và Dropbox “ai ngon hơn ai”. Tối qua, tôi đã tải về dùng thử nên trưa nay quyết định viết bài về nó. Mục đích lớn nhất của bài viết này là so sánh giữa Dropbox và SugarSync để xem “mèo nào hơn mỉu nào”, từ đó giúp bạn chọn lựa một dịch vụ lưu trữ phù hợp. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ giới thiệu sơ qua về cách sử dụng của SugarSync.
Dropbox (xem bài viết tại đây) và SugarSync về cơ bản là giống nhau về mục đích : cả hai ứng dụng này giúp người dùng sao lưu và đồng bộ dữ liệu trên nhiều máy tính và nhiều thiết bị với nhau. Ví dụ, bạn vừa mới tạo ra một tài liệu và lưu nó vào một thư mục trên máy ở công ty, ngay lập tức, tài liệu đó sẽ xuất hiện trên điện thoại di động của bạn, laptop của bạn và máy tính ở nhà của bạn, bạn không cần phải làm bất kỳ thao tác nào hết ! Ngoài ra, toàn bộ file đều được sao lưu trên máy chủ của dịch vụ nên bạn có thể truy cập bất cứ lúc nào thông qua một trình duyệt web.
Trên đây là đặc điểm chung của Dropbox và SugarSync. Tiếp theo tôi sẽ giới thiệu sự khác nhau giữa hai dịch vụ này. Phần cuối cùng của bài viết là hướng dụng sử dụng SugarSync. Bởi vì tôi chỉ mới sử dụng SugarSync tối qua nên trong quá trình viết bài, nếu bạn thấy chỗ nào sai hoặc còn thiếu thì vui lòng bổ sung giúp tôi nhé !
Hỗ trợ Hệ điều hành và các thiết bị
Cả hai đều hỗ trợ Windows, Mac, iPhone, iPad, Android, BlackBerry. Nhưng :
Hỗ trợ Hệ điều hành và các thiết bị
Cả hai đều hỗ trợ Windows, Mac, iPhone, iPad, Android, BlackBerry. Nhưng :
- Dropbox : Các công ty hiện nay vì vấn đề bản quyền Windows nên họ cho nhân viên sử dụng hệ điều hành Linux và rất vui là Dropbox có hỗ trợ Linux.
- SugarSync : không hỗ trợ Linux nhưng bù lại, nó hỗ trợ hệ điều hành Symbian của Nokia.
Dung lượng lưu trữ
Cả hai dịch vụ đều có phiên bản miễn phí cho người dùng cá nhân và người dùng có thể nâng cấp lên các phiên bản có phí để có được mức dung lượng cao hơn và một vài thuận tiện khác.
Cả hai dịch vụ đều có phiên bản miễn phí cho người dùng cá nhân và người dùng có thể nâng cấp lên các phiên bản có phí để có được mức dung lượng cao hơn và một vài thuận tiện khác.
- Dropbox : dung lượng ban đầu cho tài khoản miễn phí là 2Gb và bạn có thể tự tăng dung lượng thông qua các khuyến cáo của Dropbox như kết nối với tài khoản Twitter và Facebook, “theo đuôi” Dropbox trên Twitter…Tổng dung lượng bạn có thể tự nâng cấp lên là 1Gb.
- SugarSync : dung lượng ban đầu cho tài khoản miễn phí là 5Gb và bạn có thể tự tăng dung lượng bằng cách : cài đặt SugarSync trên máy tính, chia sẽ một file cho mọi người, chia sẽ một thư mục cho mọi người, upload file bằng email, chia sẽ link đăng ký trên facebook của bạn. Tổng dung lượng bạn được tặng thêm là 512Mb.
Chính sách “khen thưởng”
Cả hai dịch vụ đều có chính sách tặng dung lượng cho bạn nếu bạn giới thiệu được ai khác sử dụng dịch vụ của họ. Nhưng khoan, cũng có những điểm khác nhau :
Cả hai dịch vụ đều có chính sách tặng dung lượng cho bạn nếu bạn giới thiệu được ai khác sử dụng dịch vụ của họ. Nhưng khoan, cũng có những điểm khác nhau :
- Dropbox : bạn được tặng 250Mb nếu có ai đăng ký và dung lượng tối đa cho hình thức “quà tặng dung lượng” này là 8Gb. Ngoài ra nếu người đăng ký sử dụng tài khoản email “.edu” thì bạn sẽ nhận thêm 500Mb và giới hạn cho việc đăng ký bằng tài khoản mail “.edu” là 8Gb. Tổng cộng bạn sẽ có tới 16Gb. Thỉnh thoảng Dropbox còn có những chương trình tặng key, à nhầm, tặng dung lượng khi tổ chức chương trình DropQuest cho các “fan”.
- SugarSync : bạn được tặng 500Mb nếu có ai đăng ký và dung lượng tối đa là … không giới hạn !
Tốc độ
Đại đa số người dùng trên mạng đều hô rằng “Dropbox vô địch ! Dropbox vô địch !” và đúng là như vậy. Tối qua tôi đã thử sử dụng SugarSync và thấy rằng tốc độ upload của nó chậm hơn Dropbox một chút. Bạn sẽ cảm nhận rõ hơn khi đồng bộ lượng dữ liệu từ vài trăm Mb trở lên. Cũng chả phải hên mà Dropbox có lượng người dùng lớn đến vậy. Nghĩ lại, việc so sánh này đôi khi cũng không chính xác lắm bởi vì nhiều lý do, chủ yếu là do đường truyền internet tại từng thời điểm.
Đại đa số người dùng trên mạng đều hô rằng “Dropbox vô địch ! Dropbox vô địch !” và đúng là như vậy. Tối qua tôi đã thử sử dụng SugarSync và thấy rằng tốc độ upload của nó chậm hơn Dropbox một chút. Bạn sẽ cảm nhận rõ hơn khi đồng bộ lượng dữ liệu từ vài trăm Mb trở lên. Cũng chả phải hên mà Dropbox có lượng người dùng lớn đến vậy. Nghĩ lại, việc so sánh này đôi khi cũng không chính xác lắm bởi vì nhiều lý do, chủ yếu là do đường truyền internet tại từng thời điểm.
Sử dụng bộ nhớ
Tôi để ý từ sáng tới giờ và nhận thấy “SugarSync nó làm cái quái gì mà dung lượng RAM luôn ở mức 110Mb trở lên thế này ? Mình đâu có đồng bộ cái gì đâu !”
Nhìn xuống “Dropbox thân yêu” thì thấy nó chỉ chiếm có 39Mb ! “Love you ! Dropbox !”
Tôi để ý từ sáng tới giờ và nhận thấy “SugarSync nó làm cái quái gì mà dung lượng RAM luôn ở mức 110Mb trở lên thế này ? Mình đâu có đồng bộ cái gì đâu !”
Nhìn xuống “Dropbox thân yêu” thì thấy nó chỉ chiếm có 39Mb ! “Love you ! Dropbox !”
Giới hạn dung lượng file và băng thông
- Một khác biệt lớn nhất khiến người dùng “cóc chơi với SugarSync” chính là nó giới hạn dung lượng file đồng bộ ở mức 25Mb nếu bạn đang sử dụng tài khoản miễn phí. Do đó, nếu bạn có một file nhạc 26Mb thì “bó chiếu” . Cập nhật : tôi đã xem lại vấn đề này trên forum của SugarSync và nhận thấy rằng hiện tại họ không giới hạn dung lượng file upload và cả băng thông sử dụng nữa.
- Dropbox : Dropbox không giới hạn dung lượng file upload. Nếu tài khoản của bạn còn trống 5Gb thì bạn được phép upload file có dụng lượng tối đa là 5Gb. Tuy nhiên, nếu bạn upload thông qua giao diện Web thì dung lượng tối đa chỉ là 300Mb. Ngoài ra, do sử dụng đường dẫn trực tiếp có nhiều ưu điểm nên Dropbox giới hạn băng thông truy cập là 10Gb/ ngày -> khó ai có thể đạt được mốc giới hạn này , hehe.
Giới hạn số lượng thiết bị
- Một điểm yếu chết người của SugarSync là nó chỉ cho phép đồng bộ dữ liệu giữa 3 thiết bị mà thôi. Tôi không rõ là giới hạn này có áp dụng cho tài khoản trả phí hay không nhưng chắc chắn tài khoản miễn phí bị giới hạn này.
- Dropbox thì nói rằng “Vô tư đi !”
Cách thức đồng bộ dữ liệu
- Dropbox : điểm yếu mà mọi người la làng bấy lâu chính là : khi bạn muốn đồng bộ cái gì, bạn phải chép nó vô thư mục Dropbox. Do đó, nhiều người dùng đã áp dụng tính năng Symbolic Links của Windows nhằm “vơi bớt nỗi buồn”, bạn xem chi tiết tại đây.
- SugarSync : lần này đến lượt SugarSync lớn tiếng hô rằng “Vô tư đi”. Đúng vậy, bạn có thể đồng bộ bất kỳ thư mục nào mà không cần phải copy nó đi đâu hết, chỉ cần nhấp chuột phải và chọn tính năng đồng bộ là xong. Đây là điểm cộng tuyệt vời dành cho SugarSync.
Tuy nhiên, tôi nghĩ Dropbox cũng có lý do khi quản lý tập trung. Dữ liệu phân tán cũng có cái hay nhưng tập trung lại cũng không hẳn là dỡ.
Hỗ trợ đồng bộ dữ liệu trong mạng LAN nội bộ
Trong cùng một tổ chức hay công ty, cũng phát sinh nhu cầu đồng bộ dữ liệu giữa các nhân viên thông qua mạng LAN và :
Trong cùng một tổ chức hay công ty, cũng phát sinh nhu cầu đồng bộ dữ liệu giữa các nhân viên thông qua mạng LAN và :
- Dropbox : có hỗ trợ. Tôi chưa thử.
- SugarSync : không hỗ trợ.
- SugarSync : không hỗ trợ.
Hỗ trợ đường link trực tiếp
- Dropbox : hỗ trợ.
- SugarSync : không hỗ trợ
- SugarSync : không hỗ trợ
Rất nhiều người thích Dropbox bởi vì nó hỗ trợ đườn link trực tiếp, do vậy người dùng hoàn toàn có thể host một trang web đơn giản lên Dropbox [Xem bài viết Tạo trang web cá nhân với Dropbox] và làm rất nhiều chuyện khác nữa. Ví dụ, toàn bộ hình ảnh từ anhhangxomonline.net đều được lưu trên Dropbox và tôi sử dụng đường link trực tiếp của hình ảnh để nhúng vào bài viết. Ví dụ cái hình minh họa ở đầu bài viết có đường link là http://dl.dropbox.com/u/8587697/BlogsImage/2011-07/DropboxVsSugarSync0.jpg
Hồi lúc blog gặp sự cố, tôi đã tạo một trang HTML để thông báo đến mọi người và lưu tại Dropbox, sau đó tôi chuyển hướng tên miền đến trang này và các bạn sẽ đọc được nội dung tôi muốn nhắn gửi. Nếu tôi sử dụng SugarSync thì hoàn toàn không làm được chuyện này.
Hỗ trợ backup
- Dropbox : không
- SugarSync : có
- SugarSync : có
Dropbox không có khái niệm backup mà chỉ có đồng bộ và đồng bộ. Nếu bạn thay đổi một file trên web, nó sẽ được cập nhật xuống máy tính và ngược lại. Vậy tôi muốn backup dữ liệu thì sao ? Không được !
SugarSync có tính năng WebArchive. Tính năng này cho phép bạn chép dữ liệu lên server và hoặc lấy nó trở về. Mọi thay đổi (thêm, sửa, xóa) được thực hiện dưới PC (hoặc các thiết bị khác) sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu được lưu trên Server. Nếu muốn xóa hay cập nhật, bạn phải tự thực hiện bằng tay.
Hỗ trợ tập tin đa phương tiện
- Dropbox : Dropbox coi mọi tập tin chỉ là…tập tin và hoàn toàn không xem được trên nền Web.
- SugarSync : SugarSync cho phép bạn nghe nhạc hay xem hình ảnh trên nền Web. Ví dụ : Nếu nó phát hiện trong một thư mục có tập tin nhạc, ngay lập tức sẽ xuất hiện nút “Play all music” để mở chương trình phát nhạc, giúp bạn nghe nhạc trên trình duyệt. Còn nếu nó phát hiện có hình ảnh, nó sẽ hiển thị ở chế độ thumbnail hoặc cho phép bạn xem ở dạng trình chiếu hình ảnh toàn màn hình. Đồng thời, nó cũng giúp bạn publish một album hình lên Facebook và hỗ trợ chia sẽ album hình ảnh kèm theo bình luận của mọi người.
Backup các phiên bản của tập tin
Tôi xin giải thích ý nghĩa của mục này như sau : Bạn có một tài liệu Word. Ở công ty bạn viết được chữ A. Về Đến nhà bạn xóa chữ A và thay bằng chữ B. Đến khuya buồn tình bạn mở máy lên và sửa thành chữ C. Như vậy tập tin này đã có 2 phiên bản tương ứng với 2 lần sửa chữa và một lần tạo tài liệu. Hiện tại bạn mở tài liệu đó ra và thấy nó là chữ C, bây giờ bạn muốn khôi phục lại tài liệu ở lần đầu tiên (tức là chữ A) thì phải làm sao ? Hai dịch vụ Dropbox và SugarSync có cách xử lý khác nhau :
Tôi xin giải thích ý nghĩa của mục này như sau : Bạn có một tài liệu Word. Ở công ty bạn viết được chữ A. Về Đến nhà bạn xóa chữ A và thay bằng chữ B. Đến khuya buồn tình bạn mở máy lên và sửa thành chữ C. Như vậy tập tin này đã có 2 phiên bản tương ứng với 2 lần sửa chữa và một lần tạo tài liệu. Hiện tại bạn mở tài liệu đó ra và thấy nó là chữ C, bây giờ bạn muốn khôi phục lại tài liệu ở lần đầu tiên (tức là chữ A) thì phải làm sao ? Hai dịch vụ Dropbox và SugarSync có cách xử lý khác nhau :
- Dropbox : Mặc định, Dropbox lưu lại tất cả các lần chỉnh sửa tập tin nên bạn có thể phục hồi lại bất kỳ phiên bản nào với điều kiện : phiên bản tập tin cần phục hồi nằm trong giới hạn 30 ngày kể từ ngày nó được chỉnh sửa. Giả sử lúc bạn sửa chữ A thành chữ B vào ngày 1 tháng 1 năm 2011 thì sau 30 ngày, tức là ngày 1 tháng 2 năm 2011, bạn không thể phục hồi lại phiên bản này nữa bởi vì nó đã bị xóa. Nếu muốn thoát khỏi giới hạn 30 ngày, bạn phải mua một gói dịch vụ của Dropbox.
- SugarSync : SugarSync phiên bản miễn phí chỉ có phép bạn phục hồi 2 phiên bản của tập tin mà không giới hạn thời gian. Với ví dụ bên trên, bạn có thể phục hồi lại chữ A bởi vì tập tin chỉ mới được chỉnh sửa có 2 lần (từ A thành B và từ B thành C). Nếu bạn chỉnh sửa thêm lần nữa thì bạn không thể khôi phục được chữ A.
Hỗ trợ gửi file
- Dropbox : bạn không thể làm gì các file đã được upload. Ý tôi là bạn chỉ có thể sử dụng các tính năng : tải file, sửa tên, xóa, copy đường dẫn. Hoàn toàn không có tính năng cho phép bạn gửi file cho ai khác. Nếu muốn, bạn phải tự copy đường link của file > tự soạn email để gửi cho người khác.
- SugarSync : cho phép bạn gửi file cho một hoặc nhiều người. Họ bấm vào đường link gửi kèm trong mail để tải file về. Đặc biệt, SugarSync có thể thông báo cho bạn nếu người nhận mở (tải) tập tin ra xem.
Vấn đề bảo mật
Với người dùng bình thường thì không sao nhưng với các tổ chức, các công ty thì lại khác. Việc lưu trữ dữ liệu “trên mây” như thế này thì bảo mật dữ liệu luôn là quan tâm hàng đầu. Cả hai dịch vụ đều mã hóa dữ liệu trên đường truyền cũng như dữ liệu lưu trữ trên máy chủ của họ. Tuy nhiên, do đặc thù của việc mã hóa là bạn cần phải có “chìa khóa” (Private key) để giải mã dữ liệu mà cả Dropbox và SugarSync đều nắm giữ “Chìa khóa” này. Do vậy, về mặt lý thuyết, nhân viên của Dropbox và SugarSync có thể giải mã và xem được dữ liệu một cách dễ dàng.
Với người dùng bình thường thì không sao nhưng với các tổ chức, các công ty thì lại khác. Việc lưu trữ dữ liệu “trên mây” như thế này thì bảo mật dữ liệu luôn là quan tâm hàng đầu. Cả hai dịch vụ đều mã hóa dữ liệu trên đường truyền cũng như dữ liệu lưu trữ trên máy chủ của họ. Tuy nhiên, do đặc thù của việc mã hóa là bạn cần phải có “chìa khóa” (Private key) để giải mã dữ liệu mà cả Dropbox và SugarSync đều nắm giữ “Chìa khóa” này. Do vậy, về mặt lý thuyết, nhân viên của Dropbox và SugarSync có thể giải mã và xem được dữ liệu một cách dễ dàng.
Vấn đề còn lại chỉ là uy tín của nhà cung cấp dịch vụ. SugarSync nói rằng trong trường hợp cực kỳ cần thiết, họ mới xem dữ liệu của bạn và chỉ một số người cấp cao mới được quyền xem. Vì vậy mà nhiều người dùng đã sử dụng TrueCrypt để mã hóa dữ liệu tại máy tính trước khi dữ liệu đồng bộ lên server.
Hic, tính viết tiếp về bài giới thiệu sử dụng SugarSync nhưng xem ra viết không nổi nữa rồi…À nếu bạn thấy thích bài viết này và quyết định sử dụng SugarSync thì bạn có thể đăng ký thông qua đường link giới thiệu của tôi sau đây [Cả bạn và tôi sẽ được tặng thêm dung lượng]
Đường link đăng ký SugarSync :
Theo : anhhangxom
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét