Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Tạo Forum cho Blog

Thực ra gọi đúng phải là forum tích hợp với blog, mà cách làm trong bài viết này cũng không chỉ giới hạn trong blog mà có thể tích hợp forum vào bất cứ trang web nào, kể cả trang HTML đơn giản!


Cách tạo forum cho blog cũng không phải là mới, nhưng các loại forum tích hợp đó không được chuyên nghiệp lắm. Ở đây nói chuyên nghiệp là nhắm đến 1 số loại forum nổi bật khi bản thân nó là 1 ứng dụng riêng, như VBB, IPB, PHPBB, SMF, ... Trong số các loại ứng dụng forum như thế, chúng ta chỉ xét những cái miễn phí mà thôi (để có thể tích hợp miễn phí mà), và không có mấy cái tên được nhắc nhiều như PHPBB, SMF, Vanilla, PunBB. Cái chúng ta nói đến trong bài viết này chính là Vanilla. (Nếu bạn nào biết cách tích hợp PHPBB, SMF, PunBB, ... thì hãy chia sẻ nhé).

Vanilla bản thân nó có thể cài đặt như 1 forum riêng trên host. Nó khá nhẹ, nhiều chức năng và có nhiều addons. Tất nhiên là so với các đại gia PHPBB, SMF thì chưa bằng, nhưng nhìn chung là dùng được cho 1 cộng đồng nhỏ (VD như dùng cho forum của 1 lớp thì rất hay nếu các bạn có 1 blog của lớp sẵn rồi). Điểm khác biệt của Vanilla là nó có kiểu giao diện "không quen mắt" như các loại forum VBB, PHPBB. Bạn có thể xem ngay chính Demo của Hỗn tạp Forum để có hình dung ban đầu.

Vanilla hiện giờ đã cho phép chúng ta đăng ký 1 forum và tích hợp chúng vào blog hay trang web bất kỳ chỉ với việc copy và paste.

Ưu điểm của forum Vanilla tích hợp có thể kể đến:

  • Việc tích hợp dễ dàng, hỗ trợ plugin cho WordPress, gatget cho Blogger và mã embed cho trang HTML bất kỳ.
  • Hỗ trợ nhiều theme, cho phép tùy biến theme theo HTML và CSS. Các theme cũng có options.
  • Quản lý categories tốt (Vanilla dùng thuật ngữ categories cho các phân mục thay cho khái niệm "forum" mà chúng ta hay dùng)
  • Quản lý user tốt, có phân quyền theo từng categories.
  • Cho phép đăng ký, đăng nhập dùng OpenID, Google, Twitter, Facebook, rất thuận tiện cho việc thu hút thành viên.
  • Có chế độ chống spam tích hợp sẵn.

Đăng ký forum Vanilla


- Đăng ký 1 tài khoản miễn phí với Vanilla tại đây. Trong bước này bạn chú ý điền URL của forum. Đây là link đến forum của bạn (forum của bạn vừa có thể tích hợp vào blog, vừa có link để chạy riêng biệt!).

- Sau khi xác nhận tài khoản xong, bạn truy cập vào link của forum đã đăng ký ở trên. Lúc này bạn sẽ thấy hình dạng forum thế nào.

- Truy cập vào mục Dashboard để quản lý forum. Bạn sẽ thấy hình như phía dưới:

Tạo Forum cho Blog

- Tại đây bạn có thể tùy biến theme (cho phép tùy biến cả HTML và CSS của theme), categories, user (có phân quyền user theo categories), ...

Tích hợp Vanilla vào blog


Vanilla có hướng dẫn cách tích hợp vào blog trong phần Dashboard - Embed Vanilla. Hãy truy cập vào phần này để lấy thông tin tương ứng với account của bạn.

Tạo Forum cho Blog

Đối với WordPress, bạn chỉ cần cài plugin của nó. Link download plugin được cho sẵn ở trong phần Dashboard - Embed Vanilla, click vào WordPress Plugin để download. VD đối với Hỗn tạp Forum sẽ là:

http://hontap.vanillaforums.com/plugins/embedvanilla/plugins/wordpress.zip

Đối với Blogger, bạn có thể chèn forum theo kiểu gatget hoặc chèn vào nội dung 1 page (hay bài viết).

Nếu chèn theo kiểu gatget, hãy click vào link Blogger Gatget, bạn sẽ thấy hình hướng dẫn và 1 link phía dưới (hãy ghi nhớ link này). Sau đó vào Blogger - Dashboard - Design - Add a gatget. Chọn Add your own (bên menu trái) Dashboard và điền link mà bạn vừa mới nhận được lúc nãy vào và OK. Forum sẽ hiển thị tại vị trí gatget của bạn.

Cách chèn forum vào vị trí gatget như thế không được đẹp lắm, vì thế đối với Hỗn tạp Blog, tôi chọn cách chèn vào 1 page.

Để chèn vào 1 page, bạn copy đoạn code trong ô Forum <Embed> Code. Sau đó vào Blogger, tạo 1 page và paste đoạn code đó vào phần nội dung bài viết. Publish nó là xong.

Để chèn forum Vanilla vào 1 trang web HTML, bạn cũng chỉ cần copy đoạn code trong ôForum <Embed> Code và paste vào nội dung trang web là được.

Nói chung cách tích hợp forum của Vanilla thuộc loại cực kỳ đơn giản và dễ làm. Hơn nữa không có "hậu quả" gì đáng sợ có thể xảy ra.

Lời kết


Không phải ngẫu nhiên mà Hỗn tạp Blog giới thiệu forum Vanilla. Bản thân nó đã được 1 số website nổi tiếng sử dụng (theo cách tích hợp) như CSS-Tricks hay Wufoo.

Bản thân Hỗn tạp Blog cũng tạo 1 forum của mình nhằm làm nơi trao đổi với các bạn về các thứ liên quan tới blog. Trao đổi qua các comment đôi khi rời rạc và khó theo dõi cho những vấn đề lặp lại. Nên Hỗn tạp Blog rất hy vọng các bạn cùng tham gia forum, và nếu như nó có thể trợ giúp cho những người gặp khó khăn về blog thì đó quả là điều đáng quý.

Update: Bạn Minh Triết đã viết 1 danh sách các câu hỏi thường gặp (FAQ) cho những ai mới làm quen với Vanilla. Đây là 1 tài liệu bổ ích, giúp những người mới bắt đầu không gặp khó khăn khi sử dụng forum này.

2-step verification: Tính năng bảo mật nâng cao trong Gmail

Nếu bạn theo dõi thông tin trên Gmail blog hoặc để ý một chút trên giao diện web trước khi đăng nhập của Gmail thì hẳn đã nhận nhận ra một tính năng mới mà Google mang tới cho người sử dụng, có thể tạm gọi là tính năng bảo mật theo hai lớp (2-step verification). Vậy thực chất tính năng này là gì, sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Theo mình thấy thì hiện tính năng này đã được cung cấp tới tất cả người dùng.

Tóm tắt tính năng 2-step verification: Để đăng nhập vào tài khoản Gmail bạn cần thực hiện theo hai bước:

  • Bước 1: Nhập Username và Password như bình thường.
  • Bước 2: Nhập đoạn code được gửi tới máy điện thoại của bạn (số máy này đã được đăng ký trong quá trình thiết lập tính năng), điện thoại nào cũng được, miễn là nó có thể nhận cuộc gọi hay tin nhắn.
Lưu ý: Tính năng này là tùy chọn, sau khi thiết lập xong bạn vẫn có thể xóa nó đi nếu muốn.

Bắt đầu thử nghiệm tính năng mới nhé. Đăng nhập vào tài khoản Gmail, bấm vào biểu tượng hình bánh răng (cái này cũng mới được giới thiệu trong Gmail), chọn Account Settings.
Một trang mới hiện ra, bạn sẽ thấy đường link để thiết lập.

2-step verification

2-step verification

Tiếp theo chọn loại điện thoại cho phù hợp (ở đây mình chọn điện thoại thông thường, không phải smart phone nhé), nhập số điện thoại và chọn cách nhận code (tin nhắn hay thư thoại- bạn sẽ nhận được một cuộc gọi tự động đọc cho bạn code xác nhận). Chọn Send code để kiểm tra kết nối với máy.

2-step verification

2-step verification

Bước tiếp theo Google sẽ cung cấp cho bạn danh sách 10 code backup để bạn lưu trữ để đề phòng trường hợp điện thoại của bạn không truy cập được vì một nào đó. Hãy giữ bản sao lưu này ở một nơi an toàn nhé. Một code chỉ được phép sử dụng một lần.

2-step verification

Kế tiếp Google sẽ yêu cầu bạn cung cấp một số điện thoại khác của bạn hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng để phòng khi số điện thoại đầu tiên gặp trục trặc (bị gián đoạn liên lạc hay bị mất cắp).

2-step verification

Vậy là tạm xong phần thiết lập, bây giờ bạn có thể bật tính năng 2-step verification rồi.

2-step verification

Sau thao tác này các ứng dụng sẽ bị thoát ra và khi đăng nhập trở lại chúng ta phải thực hiện đăng nhập theo 2 bước. Mình thấy nhận voice call có vẻ nhanh hơn text message.
Google cung cấp cho chúng ta một lựa chọn là ghi nhớ code xác nhận trong máy tính trong vòng 30 ngày (nếu bạn ngại phải nhập code xác nhận nhiều lần thì có thể chọn tính năng này nhưng chắc chắn nó sẽ làm giảm hiệu quả bảo mật).

2-step verification

Bạn có thể thay đổi số điện thoại, tạo code sao lưu mới khi đăng nhập và vào phần Account settings, Using 2-step verification.

2-step verification

Bây giờ bạn đã có thể trải nghiệm tính năng bảo mật 2 lớp này rồi đấy. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Gmail và các ứng dụng liên quan trên các thiết bị như smart phones, qua các trình duyệt mail... thì chúng ta không thể áp dụng cách xác thực code như trên được màcần phải tạo ra một dạng password riêng cho ứng dụng (Application-specific passwords).

Bạn đăng nhập vào Gmail,chọn Account settings, vào phần Authorizing applications & sites page (cấp phép cho ứng dụng và trang web), nhập tên ứng dụng để tạo mật khẩu. Mật khẩu này sẽ dùng tương tự như mật khẩu trước kia bạn vẫn sử dụng để đăng nhập vào các ứng dụng. Có thể lưu mật khẩu này vào ứng dụng để không phải tạo mới mật khẩu nhiều lần. Vì lý do bảo mật, khi bạn chọn Hide password thì ngay lập tức mật khẩu sẽ biến mất.

2-step verification

Bạn có thể loại bỏ mật khẩu này và tạo mới một cách dễ dàng.

Để tắt chức năng 2-step verification, bạn vào phần Account settings, Using 2-step verification.

Lời kết:
Nếu tài khoản Gmail của bạn chứa đựng những thông tin quan trọng, liên quan tới việc đăng ký các tài khoản giao dịch trên internet... thì nên cân nhắc sử dụng tính năng mới này cho dù nó có hơi mất thời gian một chút nhưng đổi lại chúng ta sẽ thấy an toàn hơn rất nhiều.

Còn nếu Gmail của bạn không có gì quan trọng thì chỉ nên tham khảo cho biết vì bạn sẽ thấy khó chịu khi mỗi lần đăng nhập lại phải thực hiện tới 2 bước. Với lại mật khẩu cũng đâu có dễ dàng bị đánh cắp đâu.

Nếu bạn sử dụng smart phones thì sẽ có thêm lựa chọn khi thiết lập tính năng này.
Tham khảo thêm phần hướng dẫn và một số trường hợp có thể phát sinh trong quá trình sử dụng tại đây.

Liệu các dịch vụ email khác có làm theo bước đi này của Gmail không, chúng ta cùng chờ xem nhé.

Giúp sử dụng Gmail hiệu quả hơn

Gmail là một trong những dịch vụ của Google mà tôi rất yêu thích. Bắt đầu sử dụng Gmail từ khi còn phải đăng ký bằng "Invite letter", cho đến nay nó vẫn là lựa chọn số một cho Email cá nhân của tôi. Gmail vẫn không ngừng được cải tiến với nhiều tính năng mới và hữu ích. Xin giới thiệu tới các bạn một vài tùy chọn để sử dụng Gmail hiệu quả hơn.

1. Send mail as
Trước đây Gmail đã cung cấp tính năng Send mail as cho phép bạn thêm một vài địa chỉ Email và gửi thư từ Gmail với danh nghĩa của địa chỉ mail thêm vào. Tuy nhiên trong phần đầu thư người nhận vẫn nhìn thấy Sender là địa chỉ của hộp thư Gmail chính, có nghĩa là thư được gửi thông qua Server mail của Google. Nay Google đã cải tiến thêm một bước tính năng này cho phép người sử dụng có thể gửi thư từ Gmail nhưng thông qua Server mail của bên cung cấp dịch vụ mail cho tên miền riêng của bạn.
Để thấy rõ sự khác biệt mời các bạn theo dõi hình minh họa sau:

Gmail


Gmail

Để thiết lập tính năng này bạn đăng nhập vào hộp thư Gmail, chọn Settings, Accounts, Add another email address you own. Bạn điền tên, địa chỉ Email rồi chọn Next step.
Chọn Send through yourdomain SMTP server. 
  • SMTP server: Tùy nhà cung cấp dịch vụ email bạn đăng ký mà bạn điền cho phù hợp.
  • Username, Password của hộp thư.
Cuối cùng chọn Add Account. Gmail sẽ kiểm tra xem việc thiết lập SMTP server đã chính xác hay chưa.
Từ nay để gửi mail với tên miền riêng thông qua Gmail, khi soạn thư mới trong mục From bạn chọn địa chỉ đã thêm, người nhận sẽ không phân biệt được bạn gửi thư qua Gmail hay server mail của bạn.

Gmail


2. Import mail và contact cho mọi địa chỉ Gmail.
Trước đây tính năng này chỉ có ở các địa chỉ email được tạo mới cho phép người sử dụng nhập Email và contact từ các hộp thư khác về Gmail để lưu trữ nhưng hiện nay nó đã được cung cấp cho tất cả người sử dụng.
Bạn vào Gmail, chọn Setting, Accounts and Import, Import mail and contacts.

Gmail

Nhập địa chỉ Email bạn muốn sao lưu, điền các thông tin cần thiết và chờ trong giây lát để Gmail cập nhật.

Gmail

3. Send it to Gmail
Thông thường khi bạn bấm vào một Email link trong trình duyệt web lập tức sẽ có một cửa sổ soạn thảo của Outlook Express hay Microsoft Outlook hiện ra. Điều này đôi khi rất bất tiện, đặc biệt là khi bạn không sử dụng chúng làm trình duyệt mail.
Nếu bạn sử dụng Firefox thì với một điều chỉnh nhỏ sau đây sẽ giúp lựa chọn Gmail làm trình gửi mail mặc định mỗi khi bạn bấm vào một Email link.
Vào Tools, Options (Preferences), Application. Trong phần mail to bạn chọn Gmail (hoặc một mail services nào mà bạn muốn). Chọn OK để lưu thiết lập.

Gmail

Cách xóa tài khoản Gmail


Gmail hiện là một trong những dịch vụ Email tốt nhất hiện nay. Vì thế một người thường sở hữu vài tài khoản Gmail. Nếu bạn muốn xóa bớt một trong số chúng thì làm thế nào. Rất đơn giản.

Trước hết bạn đăng nhập vào Gmail, chọn Setting > Account > Google Account settings một cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn Edit.



Bạn có thể lựa chọn xóa dịch vụ Gmail, Web history, Google video hay xóa toàn bộ các dịch vụ liên quan.


Hãy cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định xóa vì bạn không có cơ hội lấy lại đâu.

Sử dụng Email với tên miền riêng nhờ Google Apps - P2

Trong P1 mình đã giới thiệu các bước cơ bản để tạo tài khoản Email với tên miền riêng nhờ Google Apps. Trong P2 và cũng là phần cuối, mình sẽ tiếp tục cung cấp cho các bạn một vài thông tin để sử dụng hiệu quả hơn ứng dụng này. Hướng dẫn này dành cho người mới vì vậy mình chỉ giới thiệu những mục cơ bản, còn lại các bạn có thể tìm hiểu thêm trong quá trình sử dụng.

1. Thay đổi logo hiển thị trên webmail
Theo mặc định, khi bạn truy cập vào webmail (http://mail.yourdomain.net) bạn sẽ thấy logo của Gmail ở góc trên bên trái. Tuy nhiên bạn có thể thay bằng logo của mình.

Google Apps

Truy cập vào webmail bằng tài khoản quản trị, chọn Manage this domain, Domain setting, Appearance. Chọn logo (kích thước 143x59, định dạng PNG hoặc GIF), sau khi upload thành công chọn customs logo.
Nếu muốn thay đổi màu sắc của trang đăng nhập bạn có thể điều chỉnh trong mục này.

Google Apps

2. User support
Domain setting, General, User support
Trong phần này bạn cung cấp thông tin giúp người sử dụng xử lý sự cố gặp phải với Email account của mình. Ghi chú này sẽ xuất hiện khi bạn chọn mục Can't access your account?trên webmail.

Google Apps

Việc thay đổi password cho user rất đơn giản, bạn vào phần User and group, Users, chọn tên của user để thay đổi password.

Trong mục này bạn còn có thể thiết lập một số tùy chọn khác như ngôn ngữ mặc định, time zone, Secure Socket Layer (SSL) connections (để nâng cao tính bảo mật khi truy cập webmail và các ứng dụng khác).

3. Tạo mới tài khoản Email
Để tạo mới một tài khoản Email thì rất đơn giản nhưng nếu bạn đã có danh sách vài chục địa chỉ Email mới cần tạo hoặc cập nhật thông tin thì nên sử dụng tính năng Create multiple users. Bạn tạo một bảng tính Excel với định dạng tương tự như sau:

Google Apps

Lưu file trên với định dạng .CSV.

Google Apps

Bạn upload file vừa tạo, trong bước 2 kiểm tra lại thông tin và xác nhận. Tùy theo số lượng email cần tạo mới hoặc tùy chỉnh mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm. Khi quá trình này thành công, một email thông báo sẽ được gửi tới tài khoản quản trị.

4. Đổi mật khẩu tài khoản quản trị
Đăng nhập vào webmail bằng tài khoản quản trị, chọn Settings, Accounts, Change password.

Google Apps

5. Cấu hình để nhận Email với trình duyệt mail
Để gửi và nhận Email bằng các trình duyệt mail (Outlook, Thunderbird,...) bạn tiến hành thiết lập các thông số tương tự như Gmail nhưng chỉ có một điểm khác biệt duy nhất cần phải lưu ý là trong mục Username: cần điền đầy đủ địa chỉ Email với tên miền riêng.

Chi tiết việc thiết lập cho từng Mail client bạn (cho cả POP và IMAP) xem trong phầnSettings, Forwarding and POP/IMAP, Configuration instructions.

6. Các ứng dụng khác trong Google Apps
Ngoài Email bạn còn có thể sử dụng các dịch vụ khác như:
  • Calendar: Chính là Google calendar mà bạn hay dùng để chia sẻ lịch trực tuyến (http://calendar.yourdomain.net).
  • Docs: Chỉnh sửa, chia sẻ tài liệu trực tuyến (http://docs.yourdomain.net).
  • Contact: Quản lý danh bạ, chia sẻ với các email account khác có cùng tên miền.
  • Mobile: Truy xuất các ứng dụng của Google Apps trên điện thoại.
  • ...
Để chuyển sang dạng URL dễ nhớ như trên bạn vào phần Service setting trong tài khoản quản trị và chọn Change URL.

Qua hai bài viết mình đã giới thiệu tới các bạn những điểm cơ bản nhất để khởi tạo, quản lý và sử dụng Email với tên miên riêng trên Google Apps. Hy vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho công việc của bạn. Nếu có thắc mắc gì trong quá trình sử dụng bạn có thể để lại nhận xét ở bên dưới, mình sẽ cố gắng trả lời những vướng mắc của bạn.

Chúc thành công.