Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Khám phá thế giới đa dạng Google

Ra đời như một công cụ tập hợp và dò tìm website vào giữa những năm 90, nhiệm vụ của Google từ lâu đã hoàn tất. Có thể nói thế giới Internet đặc biệt sôi động một phần lớn là nhờ hãng tìm kiếm số một thế giới này. Hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin, cùng giám đốc điều hành Eric Schmidt đã xoay sở để bảo toàn công ty trong giai đoạn bùng nổ của Internet. Hãng có tầm ảnh hưởng lớn đến mức hiện nay người ta không gọi là "tìm kiếm" mà nói là "google" một thông tin nào đó trên web.

Công ty dự định biến mọi thông tin trên toàn thế giới trở nên dễ tiếp cận và có ích cho bất cứ ai, tại bất cứ đâu.

1/ Google Today

Công cụ tìm kiếm gắn liền với tên tuổi của Google này rất được ưa chuộng vì nó cung cấp kết quả chính xác. Nguyên nhân thành công là bởi Google quan niệm: "Tầm quan trọng của một trang web có thể được quyết định bằng cách thống kê số những trang khác liên kết tới nó". Nguyên tắc đó không chỉ được áp dụng trong tìm kiếm website. Google Images và Google News cũng dùng thuật toán PageRank tương tự để cung cấp thông tin chuyên biệt.

2/ Google Click-to-Call

Khi dịch vụ này ra mắt trong thời gian tới, biểu tượng điện thoại sẽ được thiết kế ngay trong kết quả tìm kiếm của Google, cho phép bạn nhanh chóng kết nối và nói chuyện trực tiếp với nhà quảng cáo trên trang.

Sau khi bấm vào biểu tượng, bạn sẽ nhập số điện thoại của mình và bấm vào "Kết nối miễn phí" (Connect For Free), Google sẽ gọi lại số mà bạn vừa cung cấp. Khi nhấc máy, bạn sẽ nghe tiếng chuông đổ ở đầu dây kia vì Google đang kết nối bạn với đối tác.

Google cam kết không tiết lộ số điện thoại với bất cứ ai, kể cả nhà quảng cáo. Người sử dụng không mất tiền cho cuộc gọi, dù là nội hạt hay đường dài. Tuy nhiên, nếu sử dụng số di động, bạn có thể sẽ phải trả phí tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ địa phương, do vậy bạn nên kiểm tra thông tin trước với đơn vị thuê bao đó.

3/ Froogle

Froogle là công cụ tìm kiếm thương mại điện tử. Nó cho phép người sử dụng search hàng loạt danh sách (catalogue) sản phẩm nằm rải rác trên Internet. Do đó, quá trình tìm những đồ quý hiếm hay việc so sánh giá cả trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

4/ Google Print

Google Print là một ý tưởng đáng khâm phục vì dịch vụ giúp bạn tìm kiếm nội dung hàng nghìn cuốn sách. Ví dụ, mọi tác phẩm nổi tiếng của Shakespear giờ đã được quét, đăng tải và search dễ dàng. Chưa hết, khi nhập "Banquo" vào Google Print, bạn sẽ được cung cấp không chỉ vở Macbeth mà còn có thể xem mọi cuốn sách khác trong danh mục của Google liên quan đến Banquo.

Dịch vụ này được phát hành đầu tháng nhưng vẫn đang gây nhiều trang cãi do gặp sự phản đối của các nhà xuất bản và đơn vị bảo hộ bản quyền. Hãng dự định lập chỉ mục cho những cuốn sách ở thư viện công cộng New York, thư viện đại học Harvard, Stanford, Oxford và Michigan.

5/ Google Earth

Google Earth là chương trình tải miễn phí (hiện chỉ chạy trên máy tính Windows), cung cấp hàng trăm nghìn ảnh chụp từ vệ tinh ở các khu vực trên toàn thế giới. Google Earth mang lại cơ hội cho bạn nhìn thấy vị trí căn nhà của mình và phóng to hình ảnh đến từng chi tiết. Những ai cần sử dụng để nghiên cứu có thể đăng ký phiên bản phải trả tiền với khả năng tìm kiếm mạnh hơn và thông tin cụ thể hơn.

6/ Gmail

Đây là lời đáp trả từ Google với dịch vụ Hotmail của Microsoft. Gmail có dung lượng lớn (Google đang nâng cấp giữa 2 GB và 3 GB) và bao gồm nhiều tính năng vượt trội như tự động lưu bản nháp, tìm kiếm, đánh dấu e-mail quan trọng... khiến Gmail trở thành một trong những dịch vụ thư điện tử hấp dẫn hàng đầu hiện nay.

7/ Googletalk

Đây là hệ thống tin nhắn nhanh giản lược, "hà tiện" và thiếu quá nhiều tính năng cần thiết cho người sử dụng. Hiện nó chỉ hoạt động trên Windows nhưng người sử dụng dịch vụ IM trên những nền tảng khác nhau vẫn có thể nói chuyện với người dùng Google Talk qua giao thức Jabber (http://www.jabber.org/).

8/ Picasa

Picasa hỗ trợ quá trình tổ chức, chia sẻ và biên tập ảnh kỹ thuật số. Tương tự những sản phẩm khác của Google, Picasa rất gọn gàng, dễ sử dụng và tích hợp nhiều dịch vụ như Gmail...

9/ Google Toolbar

Google xây dựng thanh công cụ trên trình duyệt Firefox trước rồi mới đến Internet Explorer. Do đó, sản phẩm này được coi như là một tính năng của trình duyệt mã mở. Nó cho phép người sử dụng duyệt web theo tên: tiếp cận site mà không cần nhớ chính xác địa chỉ. Ví dụ khi bạn gõ từ Oxford vào thanh địa chỉ, Google sẽ đưa bạn đến trang chủ của Đại học Oxford.

10/ Google Desktop

Ứng dụng này hiển thị tất cả các loại thông tin như ảnh, những trang web người sử dụng truy cập thường xuyên, kết quả tìm kiếm và tiêu đề tin tức... Desktop Search lập chỉ mục cho ổ cứng, cung cấp kết quả tìm kiếm ngay lập tức và hiển thị chúng qua trình duyệt web với giao diện theo phong cách của Google. Nhiều người lo ngại bí mật riêng tư của họ có thể bị người khác dễ dàng tìm ra. Tuy vậy, họ có thể yêu cầu Google Desktop bỏ qua những phần dữ liệu nhất định và tránh cài đặt trên máy tính không có chế độ đăng nhập riêng biệt.

11/ Google Web Accelerator

Google hiện sở hữu một trong những cơ sở hạ tầng kỹ thuật ấn tượng nhất trên hành tinh, trong số đó phải kể đến Web Accelerator, công cụ hỗ trợ download, quản lý kết nối băng thông rộng, lưu những trang được xem thường xuyên và định tuyến lưu thông và làm tăng tốc độ lướt web. Gần đây, Google đã đạt lượng người sử dụng tối đa và đang phải mở rộng cơ sở hạ tầng.

12/ Google Tomorrow

Những dự án được giới thiệu bên dưới xuất phát từ Google Lab, bộ phận khám phá, thí nghiệm những ý tưởng mới. Google cũng đang xây dựng cơ sở hạ tầng thế giới thực, đưa thông tin trở đến với mọi người ở mọi nơi trên thế giới. Hãng đang thiết lập mạng không dây miễn phí tại San Francisco và tham gia dự án máy tính 100 USD cho trẻ em nghèo.

13/ Google Personalised Search

Tưởng tượng bạn đăng nhập vào công cụ tìm kiếm giống như hòm thư e-mail và kho chứa dữ liệu có thể được xây dựng dựa trên kết quả tìm kiếm trong quá khứ của bạn. Personalised Search cũng kết hợp chức năng tìm kiếm History cá nhân, cho phép bạn đăng nhập và lấy lại kết quả search trước đây.

14/ Google Suggest

Google Suggest nâng cao dịch vụ tìm kiếm bằng cách đoán trước bạn định tìm gì qua từ khóa bạn đang gõ và cung cấp lựa chọn tức thời. Mục đích của chương trình là giúp bạn tìm "câu hỏi hoàn hảo". Đây được ví như "chiếc chén thánh" trong công nghệ tìm kiếm vì một trong những thách thức lớn nhất khi search là người sử dụng gõ từ khóa phù hợp. Đặc điểm này hiện có trong Google Toolbar.

15/ Google Video

Dù vẫn ở giai đoạn thô sơ, tính năng tìm kiếm video đang dần giành được vị trí đáng kể, một phần do Apple gần đây ra mắt iPod có khả năng lưu và xem video.

16/ Google Sets

Điền một chuỗi những thuật ngữ liên quan, ví dụ như "Taxman", "While my guitar gently weeps” và "Happiness is a warm gun", Google sẽ hoàn thiện tập hợp về các bài hát của nhóm Beatles cho bạn. Nó có vẻ cũng giống như tìm kiếm web, nhưng đây là bước quan trọng để hình thành "khả năng nhận thức" trong công cụ tìm kiếm. Nói cách khác, quá trình này "đào tạo" Google thực sự hiểu nội dung từ vựng mà ta gõ vào và từ đó liên quan đến những từ khác như thế nào.
(St)


Xin bổ sung bài của chị Handung107


  1. Google Account
  2. Google Ad Planner
  3. Google AdSense
  4. Google AdWords
  5. Google Alerts
  6. Google Analytics
  7. Google Answers
  8. Google Apps
  9. Google Audio Indexing
  10. Google Blog Search
  11. Google Book Search
  12. Google Bookmarks
  13. Google Browser Sync
  14. Google Calendar
  15. Google Checkout
  16. Google Chrome
  17. Google Code
  18. Google Desktop
  19. Google Docs
  20. Google Earth
  21. Google Finance
  22. Google Friend Connect
  23. Google Gadget
  24. Google Groups
  25. Google Hack
  26. Google Hackathons
  27. Google Health
  28. Google Image Search
  29. Google In Quotes
  1. Google Insights for Search
  2. Google Logo
  3. Google Maps
  4. Google Mars
  5. Google Mobile
  6. Google Moderator
  7. Google Moon
  8. Google News
  9. Google Notebook
  10. Google Ocean
  11. Google Pack
  12. Google Page Creator
  13. Google PageRank
  14. Google Patents
  15. Google Product Search
  16. Google Profile
  17. Google Reader
  18. Google Sites
  19. Google SketchUp
  20. Google Sky
  21. Google Talk
  22. Google Toolbar
  23. Google Translate
  24. Google Translation Center
  25. Google Trends
  26. Google Video
  27. Google Web Search
  28. Google Webmaster Tools
  29. Google Zeitgeist

Cách dùng Google hiệu quả

Ngay cả khi bạn có công cụ tìm kiếm mạnh mẽ như Google, bạn vẫn sẽ phải lâm vào tình trạng “đãi cát tìm vàng” giữa hằng hà thông tin trên Internet nếu như bạn không biết chọn từ khóa đúng, cũng như áp dụng các tùy chọn mà Google đặt ra để hỗ trợ quá trình tìm kiếm.

Bài viết này chỉ tập trung vào cách tìm kiếm kết hợp toán tử đặc biệt. Đây là một phương thức để Google nhận biết bạn muốn hạn chế việc tìm kiếm trong những thành phần hay những đặc điểm nhất định của các trang web.

1/ Toán tử OR.

Google cho phép dùng từ khóa OR (OR viết chữ in) giữa các từ khóa cần tìm và kết quả thu được là các trang web có chứa ít nhất một từ trong tất cả cá từ khóa đó. Ví dụ bạn muốn tìm tất cả các tài liệu liên quan tới một trong hai (hoặc cả hai) chuẩn IEEE 802.11a và IEEE 802.11b thì bạn có thể dùng từ khóa: 802.11a OR 802.11b

2/ Toán tử filetype.

Phần mở rộng của thông tin cần tìm cho phép bạn tìm thông tin theo kiểu tập tin cụ thể. Ngoài các file .txt, .html, hiện nay Google còn có thể tìm kiếm thông tin bên trong nhiều loại file khác nhau từ .pdf, .doc cho đến .flash, .swf. Rất nhiều người thường sử dụng từ khóa này để tìm tài liệu, sách điện tử ebook. Ví dụ nhập từ khóa “wep security” filetype:pdf vào Google, bạn sẽ có được nhiều tài liệu rất hay về bảo mật WEP trong mạng không dây (Xem hình 1).



3/ Toán tử Intitle.

Dùng Intitle cho phép tìm kiếm thông tin dựa theo titles của trang web. Lưu ý: Title luôn phản ánh nội dung của trang web nên với cách tìm kiếm này sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều cách dùng từ khóa đơn giản. Muốn tìm một ít sách có tiêu đề là delphi thì bạn chỉ cần nhập vào Google dòng intitle: “delphi ebook”, sau đó bạn sẽ có một loạt các cuốn sách thú vị về delphi (Xem hình 2).



Intitle: Từ khóa 1_ từ khóa 2 ... Cách này sẽ tìm ra



Hình 3
tất cả các trang web có titles bắt buộc có chứa từ khóa 1 và tiêu đề hoặc nội dung của các trang web kết quả có chứa từ khóa 2. Trở lại ví dụ trên, bạn có thể dùng từ khóa intitle: “Delphi ebook”+“tab”, có kết quả là những trang web có tiêu đề là delphi và nội dung có chứa tab. Chú ý: Ở đây bạn phải dùng dấu ngoặc kép vì giữa delphi và ebook có khoảng trống, nếu không dùng dấu ngoặc kép thì sẽ cho kết quả là các trang web trả về có tựa đề delphi còn nội dung là ebook và tab (Xem hình 3).

4/ Toán tử site:tên miền.

Toán tử này cho phép bạn hạn chế kết quả tìm kiếm trong các vùng tên miền ở cấp cao nhất, được dùng chủ yếu trong trường hợp bạn muốn tìm một thông tin trong một trang web hay một tên miền nào đó. Ví dụ bạn muốn tìm các bài viết về chính trị trong trang webhttp://www.nld.com.vn, bạn chỉ cần nhập từ khóa “Chính trị” site:http://www.nld.com.vn (Xem hình 4). Ngoài ra, nếu muốn tìm các bài viết về chính trị trong tất cả các trang web của Việt Nam, bạn chỉ cần thay thế “Chính trị” site:vn.



5/ Toán tử info:URL.

Cho phép bạn tìm thấy tất cả các thông tin về trang web mà bạn quan tâm. Ví dụ như muốn biết tất cả các thông tin có liên quan tới trang web www.microsoft.com như trang lưu trữ, các trang web tương tự, các trang có liên kết đến, hay các trang có từ khóa này thì bạn nhập từ khóa info:www.microsoft.com vào Google (Xem hình 5).



6/ Toán tử link:URL.

Cho phép tìm kiếm các trang thông tin có liên kết tới trang bạn cần tìm (tức là liên kết tới URL bạn đã nhập).

7/ Toán tử related:URL.

Cho phép tìm kiếm các trang web có thông tin tương tự một trang web bạn nhập.

8/ Toán tử inurl:URL.

Cách này sẽ tìm các trang web có địa chỉ URL bắt buộc chứa các từ khóa chỉ định. Đây là một kiểu tìm kiếm nên dùng trong trường hợp bạn không nhớ chính xác tên một URL nào đó. Cũng giống trường hợp toán tử intitle, bạn cũng có thể dùng inurl với 2 hay nhiều từ khóa như sau inurl:từ khóa 1_ từ khóa 2 ... sẽ tìm trang web có địa chỉ URL bắt buộc chứa từ khóa 1 và nội dung trang web phải có chứa từ khóa 2.

Trên đây là một số câu lệnh giúp bạn có thể sử dụng Google một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, tuy nhiên bạn có thể tìm được một danh sách đầy đủ hơn các thành phần câu lệnh của nó tại www.google.com/help/operators.html.


Võ Nhân Văn (sinh viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng)

Hướng dẫn cách tạo email theo tên miền từ google


Để tạo được một email theo tên miền của bạn trước tiên bạn phải có một tên miền riêng cho email của mình, không phải là tên miền chia sẻ hay tên miền của bên thứ ba. Ví dụ: địa chỉ email của bạn phải giống như sau tên_bạn@tên miền_của bạn, chứ không phải tên_bạn@gmail.com.
đầu tiên bạn truy cập vào địa chỉ này: www.google.com/a/cpanel/education/new?hl=vi.
1.màn hình xuất hiện bạn điền thông tin theo hướng dẫn
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x353px.

2.Chọn tiếp tục đăng ký bạn tiếp tục điền thông tin như hướng dẫn


3.chọn tiếp tục trang 3 hiện ra bạn tiếp tục điền thông tin

chọn đồng ý và màn hình sau xuất hiện
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x366px.

bạn chọn vào hộp thư đến nhập tên người dùng và mật khẩu vào 
và đây là hộp thư mới của thuthuatso.com
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x248px.

Tuy nhiên bạn cần phải kích hoạt dịch vụ, bằng cách xác minh quyền sở hữu tên miền. Quá trình xác mình quyền sở hữu tên miền như sau:
Tại Bảng điều khiển ứng dụng, bạn bấm vào Xác minh quyền sở hữu miền, chọn phương pháp Thay đổi bản ghi CNAME từ menu xổ xuống để xác minh quyền sở hữu tên miền. Google Apps sẽ cung cấp cho bạn một xâu kí tự dùng để xác minh tên miền.
Bạn đăng nhập vào Website của nhà cung cấp tên miền, chuyển đến phần quản lý DNS, tạo một bản ghi CNAME mới như sau:
 
Host: điền vào xâu kí tự đã được Google Apps cung cấp bên trên
Type: chọn CNAME từ menu xổ xuống
Data: điền vào google.com
TTL: để mặc định
Lưu các thay đổi của bạn. Kiểm tra bản ghi CNAME xem đã cài đặt thành công hay chưa?
Sau khi thêm bản ghi CNAME thành công, bạn quay trở lại trang Xác minh quyền sở hữu tên miền, bấm nút Xác minh để hoàn tất quá trình xác mình tên miền. Quá trình xác minh tên miền có thể mất vài tiếng.
Sau khi xác minh xong tên miền, bạn cần cấu hình các bản ghi MX (Mail eXchange) trong DNS của bạn. Cách cấu hình như sau:
Xoá tất cả các mục nhập MX hiện có. Nhập các bản ghi MX sau:
Lưu các thay đổi của bạn
Lưu ý: 
- Nhớ điền đúng thứ tự ưu tiên. ASPMX.GOOGLE.COM là máy chủ email được ưu tiên hàng đầu. Không được chỉ định đến bất kỳ máy chủ nào khác.
- Hãy chắc chắn bao gồm dấu chấm (.) ở cuối bất cứ tên miền.
- Mỗi công ty lưu trữ tên miền có các chỉ dẫn hơi khác nhau để thay đổi các bản ghi MX.
Bản ghi MX của bạn giờ đã được định cấu hình để trỏ đến Google. Có thể mất đến 48 giờ để các bản ghi MX có hiệu lực.
2. Sử dụng Google Apps và Email theo tên miền riêng:
a. Google Apps:
Bạn truy cập vào bảng điều khiển Google Apps theo địa chỉ sau: ban.com/Dashboard”>www.google. com/a/cpanel/ten_mien_cua_ ban.com/Dashboard, điền vào Username và Password của tài khoản quản trị mà bạn đã tạo ở trên. Trang quản trị bao gồm nhiều chức năng khác nhau được chia thành các tab (thẻ), có các thẻ chính sau:
Bảng điều khiển ứng dụng: liệt kê các dịch vụ mà Google Apps cung cấp bao gồm: Email, GTalk, Docs &Spreadsheets, Lịch, Google Page Creator cũng như tình trạng hoạt động của chúng. Bạn có thể thêm hoặc bớt các dịch vụ này.
Tài khoản người dùng: thêm người dùng mới, thay đổi mật khẩu và quản lý cài đặt người dùng.
Cài đặt tên miền: thông tin tài khoản, tên miền, kiểm soát truy cập.
b. Email:
Để sử dụng dịch vụ Email, bạn truy cập địa chỉ mail.google.com/a/ten_ mien_cua_ban.com. Nhập vào Username và Password của tài khoản quản trị mà bạn đã tạo ở trên.
Mọi người dùng khác (nếu có) khi được khởi tạo thêm đều sử dụng địa chỉ trên để truy cập hòm thư riêng của họ.
Giao diện hòm thư giống hệt GMail, chức năng cũng tương tự, nhưng địa chỉ email mang tên miền riêng của bạn.
chúc thành công


Nguồn: http://thuthuatso.com/2010/04/14/huong-dan-cach-tao-email-theo-ten-mien-tu-google/#ixzz1Ziwyvfdm